Không phải dấu ấn về chuyên môn đá bóng, CLB Yokohama chia tay Công Phượng theo một cách đặc biệt: “Nhớ hương vị cà phê”.
Người hâm mộ bóng đá Việt Nam vẫn chưa hết bất ngờ về quyết định chia tay đội bóng Nhật Bản – Yokohama của Công Phượng. Sau hai năm xuất ngoại với vỏn vẹn 3 lần ra sân, Công Phượng lại một lần nữa chấp nhận thất bại và trở về Việt Nam.
Ngày chia tay, dấu ấn mà tiền đạo này để lại đó là “hương vị cà phê”.
“Mọi người đều yêu mến tính cách tốt bụng của Công Phượng và chắc chắn nhiều đồng đội sẽ cảm thấy buồn vì không thể uống được ly cà phê thơm ngon mà Công Phượng đã pha trong tủ đồ của mình”, Yokohama viết thông báo. Họ không nhắc đến bất kỳ thống kê, nhận xét nào về chuyên môn của tuyển thủ Việt Nam. Thực tế, anh không có đóng góp gì đáng kể trên sân cỏ.
Tuy nhiên, cần phải nói rằng Công Phượng có vẻ “mát tay” thực sự với cà phê. Ngoài việc đá bóng, cà phê là lĩnh vực mà tuyển thủ sinh năm 1995 dành nhiều tâm huyết.
Tháng 6/2024, Công Phượng đã bắt tay với đội bóng này mở thương hiệu kinh doanh cà phê tại Nhật Bản. Anh cho ra đời thương hiệu “Route to Dream” (Đường tới ước mơ), chuyên phân phối, kinh doanh các sản phẩm gia dụng. Trong đó đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến cà phê được dán nhãn thương hiệu của Công Phượng.
Các sản phẩm do Công Phượng và Yokohama FC phối hợp sản xuất phổ biến có cốc nước, tạp dề, thùng đựng đồ, lót cốc cà phê. Những vật dụng cần thiết của đời sống, được bày bán trong tiệm tạp hóa nhỏ xinh của Công Phượng. Các sản phẩm đều in hình hoa sen – quốc hoa của Việt Nam.
Công Phượng luôn ấp ủ giấc mơ trở thành một trong những cầu thủ Việt Nam tiên phong việc có thể thi đấu thành công ở nước ngoài. Nhưng cũng như 3 chuyến xuất ngoại trước đó lần lượt tới Nhật Bản (CLB Mito Hollyhock), Hàn Quốc (CLB Incheon United) và Bỉ (CLB Sint Truiden), Công Phượng lần này vẫn…thất bại.
Có lẽ, chuyến xuất ngoại này thành công nhất đó chính là mang thương hiệu cà phê Việt Nam đến với Nhật Bản.
Trong những năm gần đây, cầu thủ không chỉ sống cho bóng đá. Họ làm đủ thứ nghề tay trái để kiếm thêm thu nhập. Và Công Phượng chính là người đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh cà phê ở làng bóng đá Việt Nam.
Khá thú vị, khi quán cà phê đầu tiên trong sự nghiệp của tiền đạo này được mở sau khi anh trở về từ Nhật Bản. Sau chuyến xuất ngoại không thành ở CLB Mito Hollyhock, Công Phượng về Việt Nam.
Tháng 11/2017, Công Phượng quyết định mở một quán cà phê nhỏ ở Pleiku để thử sức kinh doanh và nhằm tận dụng lượng fan rất lớn của mình. Cà phê CP10 chính thức ra đời với slogan: “Bóng đá là đam mê, cà phê là tri kỷ”.
Là người đi đầu nên việc kinh doanh của anh khá thuận lợi. CP10 luôn kín khách mỗi khi HAGL có trận đấu trên sân nhà. Đó cũng là lý do giúp Công Phượng tự tin mở thêm quán thứ hai ở Hà Nội vào tháng 5/2018.
Ngoài ra, thương hiệu cà phê ông Bầu cũng có sự góp mặt của tiền đạo quê Nghệ An. Công Phượng cũng góp vốn cùng đồng đội là Đông Triều mở quán đồ ăn đồ Quảng Nam. Ít ai biết rằng từ khi lấy Viên Minh, anh cùng vợ đã cho ra mắt thương hiệu thời trang riêng.
Công Phượng ra mắt thương hiệu thời trang riêng mang tên PM Official (tên ghép của anh và bà xã Viên Minh) đầu tháng 4/2020. Công Phượng không quảng cáo rầm rộ nhưng cũng thường xuyên diện đồ của nhà. Tuy nhiên kể từ 5/2022 đến nay thương hiệu này đã ngừng hoạt động.
Nhận định bóng đá Girona đấu với Espanyol: Soi tỷ lệ, số liệu thống kê…
Nhận định bóng đá Al Khaleej đấu với Al Hilal: Soi tỷ lệ, số liệu…
Nhận định bóng đá Sevilla vs Rayo Vallecano: Soi tỷ lệ, số liệu thống kê…
Nhận định bóng đá Monchengladbach vs St Pauli: Soi tỷ lệ, số liệu thống kê…
Nhận định bóng đá Osasuna vs Villarreal: Soi tỷ lệ, số liệu thống kê và…
Nhận định bóng đá Frankfurt vs Werder Bremen: Soi tỷ lệ, số liệu thống kê…