Nếu không vượt qua vòng bảng giải U19 Đông Nam Á 2024, U19 Việt Nam sẽ góp phần nối dài thống kê kém nhất lịch sử của bóng đá trẻ nước nhà.
U19 Việt Nam có nguy cơ loại sớm ở U19 Đông Nam á 2024. Thêm một giải đấu bóng đá trẻ Việt Nam có thành tích không tốt.
Đội tuyển U19 Việt Nam vừa nhận kết quả thua 2-6 trước U19 Australia tại vòng bảng U19 Đông Nam Á 2024. Với kết quả này, cơ hội đi tiếp của U19 Việt Nam dường như chỉ còn trên lý thuyết.
Bởi lẽ, thầy trò HLV Hứa Hiền Vinh mới chỉ có 1 điểm sau 2 trận chỉ còn tranh vé nhì bảng B. Theo quy định chỉ có đội đầu bảng mới được đi tiếp. Dù có nhì bảng, U19 Việt Nam cũng khó đi tiếp khi chỉ có đội xếp thứ nhì có thành tích tốt nhất giành vé vào bán kết.
Xem thêm
Bảng xếp hạng U19 Đông Nam Á 2024 mới nhất
Điều này đồng nghĩa U19 Việt Nam nhiều phần trăm bị loại từ vòng bảng tại giải U19 Đông Nam Á 2024. Thêm một giải đấu U19 Việt Nam thi đấu không tốt. Đây cũng là tình trạng đáng báo động của bóng đá trẻ Việt Nam ở đấu trường quốc tế.
Nhìn lại thống kê của U19 Việt Nam tại U19 Đông Nam Á từ năm 2009 đến hiện tại, thành tích không có sự tiến bộ, thậm chí còn tụt lùi sau cột mốc 2016. Đó cũng chính là giải đấu của thế hệ Nguyễn Quang Hải, Đoàn Văn Hậu – đội hình giành quyền tham dự World Cup U20.
Thống kê cụ thể
Có thể nhận thấy kể từ năm 2015 sau chức Á quân U19 Đông Nam Á, U19 Việt Nam đều đã chơi chật vật và thất bại ở các giải Đông Nam Á. Ngoại trừ giải đấu năm 2022 với lứa cầu thủ Khuất Văn Khang, Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Quốc Việt có sự khởi sắc cùng huấn luyện viên Đinh Thế Nam có lối chơi khởi sắc, các đội hình còn lại của U19 Việt Nam đều chơi tệ và có thành tích kém.
Trong 5 giải gần nhất, U19 Việt Nam không vượt qua vòng bảng tới 3 lần và sắp có lần thứ tư.
U19 Việt Nam thi đấu không tốt ở giải quốc tế.
Có một thực tế rất rõ, bóng đá trẻ Việt Nam không có cơ hội được rèn luyện trong nước. Bóng đá Việt Nam không có giải vô địch trẻ quốc gia với mật độ thi đấu dày đặc trong năm để các cầu thủ rèn giũa. Các cầu thủ trẻ không được thường xuyên tập huấn, cọt xát với đội bóng quốc tế.
Đồng thời, câu hỏi đặt ra khi bóng đá trẻ Việt Nam không có thành tích cao ở đấu trường khu vực, trách nhiệm thuộc về ai?
Xem thêm
Lịch thi đấu U19 Đông Nam Á 2024
Trong những năm qua, VFF đã lần lượt mời 3 chuyên gia nắm giữa vị trí giám đốc kỹ thuật gồm ông Jurgen Gede (Đức, 2016-2020), Yusuke Adachi (Nhật, 2020-2023) và nay là Koshida Takeshi (Nhật, 2023 – hiện nay).
Vai trò của giám đốc kỹ thuật VFF là phải tư vấn, tham mưu cho VFF về phát triển bóng đá trẻ; định hướng và xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng các đội tuyển trẻ; hỗ trợ VFF nâng cao chất lượng đào tạo bóng đá trẻ của các CLB…
Tuy nhiên thực tế, vai trò của giám đốc kỹ thuật VFF hiện tại đối với hoạt động bóng đá trẻ nói chung và công tác tham mưu cho các huấn luyện viên tương đối mờ nhạt, chưa để lại một dấu ấn cụ thể hoá.
Tất nhiên, khó có thể đổ tất cả trách nhiệm về những thất bại, hay những vấn đề chưa phát triển của bóng đá Việt Nam lên vai giám đốc kỹ thuật. Đó là bài toán khó cần VFF, các trung tâm đào tạo, CLB… cần phải chung tay để cùng tìm ra lời giải.
Trong trận đấu giữa Real Madrid và Sevilla tại vòng 19 La Liga, cầu thủ…
Một người thanh niên Malaysia thừa nhận giết một cô gái rồi cướp tài sản…
Nhận định bóng đá Benfica vs Estoril: Soi tỷ lệ, số liệu thống kê và…
Nhận định bóng đá Inter Milan vs Como: Soi tỷ lệ, số liệu thống kê…
Chấm điểm cầu thủ trận Việt Nam 5-0 Myanmar: Nguyễn Xuân Son xuất sắc nhất,…
Huấn luyện viên Shin Tae-yong tuyên bố nếu dùng đội hình đầy đủ cầu thủ…
View Comments